Có lẽ các bạn cũng đã biết, Bắc Âu là khu vực có nhiều quốc gia hạnh phúc nhất thế giới. Chả trách mà phong cách sống ở nơi này rất được nhiều người ưa chuộng và hướng đến. Tiếp nối cho lối sống của Thụy Điển mà mình đã review qua 2 cuốn “Lagom” và “Sống thanh thản như người Thụy Điển” là phong cách sống của Đan Mạch mà chúng ta sẽ bàn qua bài review cuốn sách “Hygge – Hạnh phúc từ những điều nhỏ bé” này.
“Hygge” là một từ, một khái niệm của người Đan Mạch, ý chỉ việc tìm hạnh phúc từ những điều nhỏ bé trong cuộc sống. Nghe qua tưởng chừng như không có gì quá đặc biệt, nhưng nếu nghiên cứu kỹ hơn bạn sẽ thấy những điều rất thú vị ở từ “Hygge” này.
Theo người Đan Mạch, “Hygge” sẽ có ở mọi khía cạnh trong cuộc sống, đem lại cho con người sự thoải mái, ấm cúng, thỏa mãn. Bạn có thể tìm thấy “Hygge”ở mọi nơi trong ngôi nhà: trên bàn ăn, sofa, giường nằm, góc nhà, các đồ vật lưu niệm,… “Hygge” cũng không chỉ là những thứ bạn nhìn thấy được, nó còn là âm thanh, mùi vị, cảm giác. Và bạn hoàn toàn có thể tự tạo ra “Hygge”. Cùng tham khảo những cách mà người Đan Mạch thường làm để có được “Hygge”:
–Bài trí ngôi nhà. Tác giả Marie Tourell Soderberg cho rằng tính thẩm mỹ cũng là yếu tố “Hygge”. Bạn có thể trang trí cho ngôi nhà sao cho thật gọn gàng, chỉn chu. Đẹp cũng sẽ đem đến niềm vui đặc biệt. Bên cạnh đó cũng cần chú trọng cách sắp xếp đồ đạc, thiết kế nội thất để đón được nhiều ánh sáng tự nhiên nhất có thể. Và nên có nhiều cây xanh.
–Đánh thức tất cả các giác quan. “Hygge” sẽ không thể có được nếu không có các giác quan để cảm nhận. Bạn có thể cắm hoa và đặt quanh nhà để bầu không khí tràn đầy sức sống, thắp nến thơm để relax, nghe nhạc Jazz nhẹ nhàng.
–Nấu ăn và mời mọi người đến dùng bữa. Việc tụ tập ăn uống sẽ đem lại niềm vui quây quần, sum họp. Khi mọi người có thể cùng nhau nhấp ngụm rượu, tán gẫu đủ thứ trên trời dưới đất, cười cười nói nói vui vẻ, thưởng thức những món ăn ngon lành. Đó là một cảm giác rất “hygge”.
–Cải tạo không gian làm việc. Ngoài ngôi nhà thì bạn cũng có thể tạo ra “hygge” tại chính nơi bạn làm việc. Đơn giản thôi, hãy bắt đầu với bàn làm việc của bạn. Nếu không đón được ánh sáng tự nhiên, hãy đảm bảo cho chỗ làm việc của bạn có đủ ánh sáng với những chiếc đèn. Treo vài tấm ảnh hay ho, vui nhộn hoặc đặt thêm một chậu cây xanh nho nhỏ, lọ hoa tươi, một vài cuốn sách, tạp chí ưa thích. Đừng quên chiếc cốc hoặc bình uống nước của bạn nhé. Hãy làm nó mang đậm dấu ấn cá nhân của chính bạn.
Tại sao chúng ta lại cần “hygge”?
Bởi vì “hygge” sẽ đem lại cho bạn sự tự nhiên thoải mái, đánh thức các giác quan trong bạn, cho bạn cảm giác bạn thuộc về nơi này. “Hygge” cũng chính là sự sum họp, sự cho đi, sự chân thành. Những điều đó có vẻ rất đỗi bình thường nhưng luôn đem lại niềm vui và niềm hạnh phúc lớn lao cho bạn và cho mọi người. Và quan trọng là, “hygge” sẽ giúp bạn tìm và trân trọng hạnh phúc từ những điều nhỏ bé xung quanh.
Cuốn sách này được viết khá chi tiết và cặn kẽ về “hygge”. Ngoài những phân tích còn cả ví dụ thực tế là những người đã, đang và luôn “hygge” trong cuộc sống. Bạn sẽ thấy được rất nhiều nét văn hóa, lối sống đậm chất Đan Mạch cũng như khu vực Bắc Âu nói chung khi khám phá từng con chữ trong sách. Có gì đó rất “hygge”, rất Đan Mạch!
Mình nghĩ ai cũng từng trải qua và đã tự tạo ra khoảnh khắc “hygge”cho riêng bản thân, chẳng qua là không có được gọi thành tên. Như mình, đã có rất nhiều lúc “hygge” nhưng nó “Việt Nam” hơn một chút. Ví dụ là:
-Vào một buổi tối mùa đông hanh khô, đi một đôi vớ màu “sea green” mới mua còn rất mới-mềm-mịn, uống một tách trà nóng và ôm chiếc laptop ngồi xem phim hoặc lướt internet trên giường.
-Nấu nướng và trò chuyện với bố mẹ, chuẩn bị bữa tối cùng ăn với nhà hàng xóm.
-Nghe các set nhạc yêu thích qua chiếc loa Bluetooth mini trong khi dọn dẹp nhà cửa
-Những buổi tụ tập gia đình nho nhỏ và nghe mọi người kể chuyện ngày xửa ngày xưa
…
Khi biết đến “hygge” bạn sẽ chợt nhận ra, rốt cuộc hạnh phúc thật sự nó có quá xa vời hay quá lớn lao không? Cái con người ta đeo đuổi cả đời là gì, có phải là những thứ tầm cỡ, vĩ mô? Mục đích sống của con người có phải là điều gì đó xa xôi? Hãy đọc nốt câu chuyện mà mình trích dưới đây từ cuốn “Hygge – Hạnh phúc từ những điều nhỏ bé” để cảm nhận nhé.
Theo người Đan Mạch, “Hygge” sẽ có ở mọi khía cạnh trong cuộc sống, đem lại cho con người sự thoải mái, ấm cúng, thỏa mãn. Bạn có thể tìm thấy “Hygge”ở mọi nơi trong ngôi nhà: trên bàn ăn, sofa, giường nằm, góc nhà, các đồ vật lưu niệm,… “Hygge” cũng không chỉ là những thứ bạn nhìn thấy được, nó còn là âm thanh, mùi vị, cảm giác. Và bạn hoàn toàn có thể tự tạo ra “Hygge”. Cùng tham khảo những cách mà người Đan Mạch thường làm để có được “Hygge”:
–Bài trí ngôi nhà. Tác giả Marie Tourell Soderberg cho rằng tính thẩm mỹ cũng là yếu tố “Hygge”. Bạn có thể trang trí cho ngôi nhà sao cho thật gọn gàng, chỉn chu. Đẹp cũng sẽ đem đến niềm vui đặc biệt. Bên cạnh đó cũng cần chú trọng cách sắp xếp đồ đạc, thiết kế nội thất để đón được nhiều ánh sáng tự nhiên nhất có thể. Và nên có nhiều cây xanh.
–Đánh thức tất cả các giác quan. “Hygge” sẽ không thể có được nếu không có các giác quan để cảm nhận. Bạn có thể cắm hoa và đặt quanh nhà để bầu không khí tràn đầy sức sống, thắp nến thơm để relax, nghe nhạc Jazz nhẹ nhàng.
–Nấu ăn và mời mọi người đến dùng bữa. Việc tụ tập ăn uống sẽ đem lại niềm vui quây quần, sum họp. Khi mọi người có thể cùng nhau nhấp ngụm rượu, tán gẫu đủ thứ trên trời dưới đất, cười cười nói nói vui vẻ, thưởng thức những món ăn ngon lành. Đó là một cảm giác rất “hygge”.
–Cải tạo không gian làm việc. Ngoài ngôi nhà thì bạn cũng có thể tạo ra “hygge” tại chính nơi bạn làm việc. Đơn giản thôi, hãy bắt đầu với bàn làm việc của bạn. Nếu không đón được ánh sáng tự nhiên, hãy đảm bảo cho chỗ làm việc của bạn có đủ ánh sáng với những chiếc đèn. Treo vài tấm ảnh hay ho, vui nhộn hoặc đặt thêm một chậu cây xanh nho nhỏ, lọ hoa tươi, một vài cuốn sách, tạp chí ưa thích. Đừng quên chiếc cốc hoặc bình uống nước của bạn nhé. Hãy làm nó mang đậm dấu ấn cá nhân của chính bạn.
Tại sao chúng ta lại cần “hygge”?
Bởi vì “hygge” sẽ đem lại cho bạn sự tự nhiên thoải mái, đánh thức các giác quan trong bạn, cho bạn cảm giác bạn thuộc về nơi này. “Hygge” cũng chính là sự sum họp, sự cho đi, sự chân thành. Những điều đó có vẻ rất đỗi bình thường nhưng luôn đem lại niềm vui và niềm hạnh phúc lớn lao cho bạn và cho mọi người. Và quan trọng là, “hygge” sẽ giúp bạn tìm và trân trọng hạnh phúc từ những điều nhỏ bé xung quanh.
Cuốn sách này được viết khá chi tiết và cặn kẽ về “hygge”. Ngoài những phân tích còn cả ví dụ thực tế là những người đã, đang và luôn “hygge” trong cuộc sống. Bạn sẽ thấy được rất nhiều nét văn hóa, lối sống đậm chất Đan Mạch cũng như khu vực Bắc Âu nói chung khi khám phá từng con chữ trong sách. Có gì đó rất “hygge”, rất Đan Mạch!
Mình nghĩ ai cũng từng trải qua và đã tự tạo ra khoảnh khắc “hygge”cho riêng bản thân, chẳng qua là không có được gọi thành tên. Như mình, đã có rất nhiều lúc “hygge” nhưng nó “Việt Nam” hơn một chút. Ví dụ là:
-Vào một buổi tối mùa đông hanh khô, đi một đôi vớ màu “sea green” mới mua còn rất mới-mềm-mịn, uống một tách trà nóng và ôm chiếc laptop ngồi xem phim hoặc lướt internet trên giường.
-Nấu nướng và trò chuyện với bố mẹ, chuẩn bị bữa tối cùng ăn với nhà hàng xóm.
-Nghe các set nhạc yêu thích qua chiếc loa Bluetooth mini trong khi dọn dẹp nhà cửa
-Những buổi tụ tập gia đình nho nhỏ và nghe mọi người kể chuyện ngày xửa ngày xưa
…
Khi biết đến “hygge” bạn sẽ chợt nhận ra, rốt cuộc hạnh phúc thật sự nó có quá xa vời hay quá lớn lao không? Cái con người ta đeo đuổi cả đời là gì, có phải là những thứ tầm cỡ, vĩ mô? Mục đích sống của con người có phải là điều gì đó xa xôi? Hãy đọc nốt câu chuyện mà mình trích dưới đây từ cuốn “Hygge – Hạnh phúc từ những điều nhỏ bé” để cảm nhận nhé.
Câu chuyện về người đánh cá và vị du khách
Một người khách du lịch đang đứng trên cầu tàu của một làng chai ven biển thì một con thuyền nhỏ cập bến. Trên thuyền chỉ có một người đánh cá đang ngồi. Bên trong thuyền có rất nhiều con cá chày lớn. Người du khách lên tiếng tán thưởng chất lượng của mẻ cá và hỏi thăm người đánh cá xem ông mất bao lâu để đánh được mẻ đó.
Người đánh cá trả lời, “Chỉ mất một ít thời gian thôi”.
Du khách bèn hỏi tiếp, “Vì sao ông không ở thêm chút nữa để bắt thêm nhiều cá hơn?”
Người đánh cá đáp, “Chừng này đây là đã quá đủ để nuôi gia đình tôi rồi”
Du khách lại hỏi, “Vậy ông làm gì với phần thời gian còn lại?”
Người đánh cá nói, “Tôi ngủ dậy trễ, đi đánh cá một chút rồi về chơi với con, dành thời gian cho vợ, đi vào làng mỗi buổi chiều tối để uống vài ly bia và chơi nhạc với bạn bè. Tôi bận lắm chứ có rảnh đâu”
Người du khách đùa cợt, “Tôi có thể giúp ông đây. Ông nên dành nhiều thời gian đánh cá hơn, rồi ông sẽ kiếm đủ tiền để mua một con tàu lớn hơn. Khi có con tàu lớn hơn, ông tiếp tục làm việc và sẽ mua được nhiều con tàu hơn nữa. Rồi ông sẽ có cả một hạm đội tàu đánh cá. Thay vì bán cá cho người trung gian, ông có thể bán trực tiếp cho các nhà máy, thậm chí ông có thể mở nhà máy chế biến cá của mình. Từ đó ông kiểm soát được sản phẩm, quá trình chế biến và phân phối. Rồi ông có thể rời ngôi làng bé nhỏ này để đến thành phố lớn, nơi ông có thể điều hành một doanh nghiệp không ngừng phát triển!”
Người đánh cá liền hỏi, “Nhưng toàn bộ quá trình đó sẽ mất bao lâu?”
Du khách đáp, “Mười lăm đến hai mươi năm”
“Sau đó thì sao?”, người đánh cá lại hỏi.
Du khách cười phá lên và bảo, “Đó mới là phần tuyệt nhất! Đến lúc đó ông có thể bán hết cổ phần công ty và trở nên cực kỳ giàu có, ông sẽ kiếm được hàng triệu đô-la!”
“Hàng triệu đô cơ à?…Rồi sao nữa?”, người đánh cá tiếp lời.
Du khách đáp, “Rồi ông có thể nghỉ hưu. Chuyển đến sống tại một làng chai nhỏ ven biển, nơi ông có thể ngủ dậy trễ, đi đánh cá một chút rồi về chơi với con, dành thời gian cho vợ, đi vào làng mỗi buổi chiều tối để uống vài ly bia và chơi nhạc với bạn bè…”
.
.
.
Bìa sách được thiết kế với font chữ tên sách kiểu mềm mại, uyển chuyển. Xung quanh các chữ cái là hình ảnh ánh sáng từ đèn đem lại cảm giác khá ấm cũng và dễ chịu.
Đánh giá: 8.5/10
Một người khách du lịch đang đứng trên cầu tàu của một làng chai ven biển thì một con thuyền nhỏ cập bến. Trên thuyền chỉ có một người đánh cá đang ngồi. Bên trong thuyền có rất nhiều con cá chày lớn. Người du khách lên tiếng tán thưởng chất lượng của mẻ cá và hỏi thăm người đánh cá xem ông mất bao lâu để đánh được mẻ đó.
Người đánh cá trả lời, “Chỉ mất một ít thời gian thôi”.
Du khách bèn hỏi tiếp, “Vì sao ông không ở thêm chút nữa để bắt thêm nhiều cá hơn?”
Người đánh cá đáp, “Chừng này đây là đã quá đủ để nuôi gia đình tôi rồi”
Du khách lại hỏi, “Vậy ông làm gì với phần thời gian còn lại?”
Người đánh cá nói, “Tôi ngủ dậy trễ, đi đánh cá một chút rồi về chơi với con, dành thời gian cho vợ, đi vào làng mỗi buổi chiều tối để uống vài ly bia và chơi nhạc với bạn bè. Tôi bận lắm chứ có rảnh đâu”
Người du khách đùa cợt, “Tôi có thể giúp ông đây. Ông nên dành nhiều thời gian đánh cá hơn, rồi ông sẽ kiếm đủ tiền để mua một con tàu lớn hơn. Khi có con tàu lớn hơn, ông tiếp tục làm việc và sẽ mua được nhiều con tàu hơn nữa. Rồi ông sẽ có cả một hạm đội tàu đánh cá. Thay vì bán cá cho người trung gian, ông có thể bán trực tiếp cho các nhà máy, thậm chí ông có thể mở nhà máy chế biến cá của mình. Từ đó ông kiểm soát được sản phẩm, quá trình chế biến và phân phối. Rồi ông có thể rời ngôi làng bé nhỏ này để đến thành phố lớn, nơi ông có thể điều hành một doanh nghiệp không ngừng phát triển!”
Người đánh cá liền hỏi, “Nhưng toàn bộ quá trình đó sẽ mất bao lâu?”
Du khách đáp, “Mười lăm đến hai mươi năm”
“Sau đó thì sao?”, người đánh cá lại hỏi.
Du khách cười phá lên và bảo, “Đó mới là phần tuyệt nhất! Đến lúc đó ông có thể bán hết cổ phần công ty và trở nên cực kỳ giàu có, ông sẽ kiếm được hàng triệu đô-la!”
“Hàng triệu đô cơ à?…Rồi sao nữa?”, người đánh cá tiếp lời.
Du khách đáp, “Rồi ông có thể nghỉ hưu. Chuyển đến sống tại một làng chai nhỏ ven biển, nơi ông có thể ngủ dậy trễ, đi đánh cá một chút rồi về chơi với con, dành thời gian cho vợ, đi vào làng mỗi buổi chiều tối để uống vài ly bia và chơi nhạc với bạn bè…”
.
.
.
Bìa sách được thiết kế với font chữ tên sách kiểu mềm mại, uyển chuyển. Xung quanh các chữ cái là hình ảnh ánh sáng từ đèn đem lại cảm giác khá ấm cũng và dễ chịu.
Đánh giá: 8.5/10

3 bình luận về “\BOOK REVIEW/: HYGGE – HẠNH PHÚC TỪ NHỮNG ĐIỀU NHỎ BÉ (THE DANISH ART OF HAPPINESS) – MARIE TOURELL SODERBERG”